1. Đầu tư sân cỏ nhân tạo – một vốn bốn lời
Như bạn biết, thị trường kinh doanh sân bóng nhân tạo ngày càng sôi động và phát triển. Nếu như những năm 2000, chúng ta thường bắt gặp những sân bóng đá bằng những bãi đất trống thì đến năm 2021 chúng ta sẽ bắt gặp hàng ngàn sân bóng được làm bằng những thảm cỏ nhân tạo xanh mướt, đáp ứng cho nhu cầu chơi thể thao của con người.
Như vậy, sau hơn 2 thập kỷ, điều gì đã xảy ra khiến thị trường sân bóng lại thay đổi với tốc độ chóng mặt?
=> Đó chính là nhiều nhà đầu tư đã mạnh tay rót vốn xây dựng và kinh doanh sân bóng cỏ nhân tạo.
2. Tại sao đầu tư sân bóng nhân tạo lại “HOT” đến thế
Khi nền kinh tế phát triển, xu hướng đầu tư để kiếm lời ngày càng nhiều và kinh doanh sân bóng đá vẫn đang là thị trường màu mỡ được các chủ đầu tư để mắt đến. Sở dĩ đầu tư sân bóng nhân tạo được nhiều nhà đầu tư quan tâm là bởi mô hình này nhanh chóng thu hồi vốn và mang lại lợi nhuận cao.
– Tính đến thời điểm năm 2021, mô hình kinh doanh sân bóng không còn là mô hình mới mẻ. Tuy nhiên, hình thức kinh doanh này vẫn được các chuyên gia đánh giá là “miếng bánh ngon”. Đặc biệt trong khi thị trường bất động sản đang “đóng băng” thì làm sân bóng cho thuê đang là một dịch vụ hái ra tiền.
Đặc biệt, trong khu vực nội đô của 2 thành phố lớn là Hà Nội và Hồ Chí Minh, nhu cầu giải trí bằng môn “thể thao vua” chưa bao giờ là lỗi thời. Tại đây, dịch vụ cho thuê sân bóng ngày càng “phất lên” nhất là ở những khu vực có nhu cầu cao mà nguồn cung lại hạn chế.
Điển hình nhất tại thị trường Hà Nội:
✔️Số lượng sân: Hà Nội đã có khoảng trên 350 sân cỏ nhân tạo
✔️Giá thuê sân tại khung giờ vàng hiện nay dao động khoảng 650.000 – 900.000 đồng/1,5 giờ.
✔️Công suất hoạt động của các sân trung bình hơn 7 tiếng/ngày. Những ngày cuối tuần các sân bóng hầu như đều kín lịch.
Với giá thuê và công suất cho thuê như vậy, nếu tính toán hợp lý thì chỉ sau khoảng 1-2 năm là có thể thu hồi vốn và bắt đầu sinh lời. Do vậy, hợp đồng thuê đất thông thường sẽ kéo dài trên 2 năm. Ngoài ra, sau 3-5 năm các chủ sân mới phải tái đầu tư và chi phí tái đầu tư (chủ yếu cho việc thay mới cỏ) chỉ khoảng 60-70% so với vốn ban đầu.
>>> Nhận dự toán thi công sân bóng nhân tạo 5,7,9 người
3. Đầu tư sân cỏ nhân tạo cần giấy phép gì?
Hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện bao gồm:
- Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện theo Mẫu số 02 ban hành kèm theo Nghị định số 36/2019/NĐ-CP ngày 29/4/2019 quy định chi tiết một số điều của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thể dục, thể thao;
- Bản tóm tắt tình hình chuẩn bị các điều kiện kinh doanh hoạt động thể thao theo Mẫu số 03 ban hành kèm theo Nghị định số 36/2019/NĐ-CP ngày 29/4/2019 quy định chi tiết một số điều của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thể dục, thể thao (có kèm theo bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp; bản sao văn bằng, chứng chỉ, giấy chứng nhận của nhân viên chuyên môn).
- Doanh nghiệp gửi 01 bộ hồ sơ đề nghị đến cơ quan chuyên môn về thể dục, thể thao thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi đăng ký địa điểm kinh doanh hoạt động thể thao hoặc nơi doanh nghiệp có trụ sở chính trong trường hợp doanh nghiệp có nhiều địa điểm kinh doanh hoạt động thể thao.
- Cơ quan chuyên môn về thể dục, thể thao thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh (sau đây gọi là cơ quan cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện) cấp cho doanh nghiệp giấy tiếp nhận hồ sơ. Trường hợp hồ sơ cần sửa đổi, bổ sung, cơ quan cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện thông báo trực tiếp hoặc bằng văn bản những nội dung cần sửa đổi, bổ sung đến doanh nghiệp trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ.
- Việc tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả được thực hiện tại trụ sở cơ quan cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoặc qua đường bưu điện, qua mạng điện tử.
- Thời hạn giải quyết: 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định
4. Nên đầu tư sân bóng nhân tạo ở đâu?
Vị trí xây dựng sân bóng quyết định đến 60% việc kinh doanh sân bóng có thành công hay không? Thông thường, sân bóng sẽ được xây dựng nhiều ở các thành phố, những địa điểm trung tâm. Bởi nơi đây, quỹ đất dành cho bộ môn bóng đá không nhiều. Xây dựng sân bóng nhân tạo là sự lựa lựa chọn lý tưởng nhất. Đồng thời:
- Nên chọn khu vực đông dân cư, có lượng khách hàng đa dạng. Chẳng hạn như: trung tâm thị xã, trung tâm tỉnh, trung tâm thành phố.
Hầu hết tại đây thường tập trung nhiều cơ quan, ngân hàng, trường học, khu công nghiệp. Họ có nhu cầu giải trí, chơi bóng đá rèn luyện sức khỏe cao. Đồng thời, đây cũng là tập khách hàng thường xuyên tổ chức các giải đấu bóng đá giao hữu.
- Nên chọn những khu vực dân cư có thu nhập ổn định. Để đảm bảo tần suất đá bóng của họ liên tục và chủ sân có thể duy trì được lượng khách lâu dài
- Nên chọn khu vực thuận tiện giao thông. Sau một ngày học tâp và làm việc đầy mệt mỏi, người ta sẽ có xu hướng xả stress sau giờ làm việc hành chính. Đây cũng là giờ tan làm của nhiều trường học, cơ quan. Do đó, sẽ khó tránh khỏi việc tắc đường. Vì thế, sân nên được xây dựng ở khu vực thuận tiện giao thông, điều này tạo sự thoải mái và thuận tiện cho khách hàng, mang lại lợi thế kinh doanh hơn so với đối thủ.
Xem thêm: Báo giá chi tiết các mẫu cỏ nhân tạo sân bóng mới nhất 2021
5. Khi nào thì nên đầu tư kinh doanh sân bóng nhân tạo?
- Như đã nói ở trên, mô hình kinh doanh sân bóng nhân tạo đang được các chuyên gia đánh giá là “miếng bánh ngon”. Do đó, nếu chủ đầu tư có ý định kinh doanh sân bóng thì nên đầu tư càng sớm càng tốt. Tránh để “đêm dài lắm mộng”.
- Bởi khi để lâu sẽ có nhiều đơn vị đầu tư phát triển lĩnh vực này. Vì vậy đầu tư càng sớm, bạn càng nhận được “phần bánh ngon” và khẳng định tên tuổi, chủ quyền của mình trước.
Trên đây là tổng hợp những thông tin liên quan đến câu hỏi có nên đầu tư sân cỏ nhân tạo không? Và các thủ tục, giấy phép khi đầu tư sân bóng cỏ nhân tạo. Hy vọng qua bài viết trên, đã giúp quý khách hàng có thêm kiến thức về đầu tư và kinh doanh sân bóng.
Để nhận được tư vấn cụ thể và chi tiết hơn, xin vui lòng liên hệ với AT SPORT theo địa chỉ dưới đây: